Lâu nay, chúng ta vẫn thường nghĩ một cầu thủ đá tốt cả 2 chân sẽ hữu dụng hơn ai đó chỉ biết chơi bóng “1 kèo”. Tuy nhiên thực tế lại không phải vậy, nếu không thì những cầu thủ thuận cả chân đã không trở thành hàng hiếm.
Những chuyên gia đá bóng 2 chân như 1 Nói về những chuyên gia đá bóng 2 chân như 1, người ta không thể bỏ qua ví dụ tiêu biểu là tiền vệ cánh trái nổi danh một thời của bóng đá Đức Andreas Brehme. Ở World Cup 1986, Brehme từng chọc thủng lưới đội chủ nhà với cú đá penalty bằng chân trái (tứ kết). 4 năm sau, ông lại làm được điều tương tự trong trận đấu với Argentina (chung kết). Chỉ khác là lần này cú đá penalty của Brehme được thực hiện bằng chân phải. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, HLV từng dẫn dắt ĐT Đức ở 2 kỳ World Cup nói trên là Franz Beckenbauer thừa nhận, ông biết Brehme trong 20 năm mà không rõ cầu thủ này thuận chân trái hay chân phải. Ngoài Brehme, hậu vệ lừng danh một thời của Milan là Paolo Maldini năm xưa và tiền vệ Santi Cazorla của Arsenal hiện giờ đều có khả năng xử lý tốt bằng cả 2 chân. Theo Cazorla thì ngay từ nhỏ anh đã thích sử dụng chân phải, nhưng sau một lần bị đau mắt cá cầu thủ này đã chuyển qua đá chân trái. Đến bây giờ, cầu thủ nhỏ con người Tây Ban Nha đã thuận cả 2 chân. Agbonlahor, Solskjaer và Van Persie là những chân sút hiếm hoi có tỷ lệ ghi bàn bằng chân không thuận quá 25% “1 kèo” cũng tốt Theo một nghiên cứu được công bố năm 2009, thông thường có đến 60% số cầu thủ chơi bóng ở 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu thuận chân phải, con số này với cầu thủ thuận chân trái và cả 2 chân lần lượt là 22% và 18%. Rõ ràng là số cầu thù thuận cả 2 chân là không nhiều, và không khó để lý giải tại sao lại xảy ra thực trạng trên. Để tìm ra câu trả lời, chúng ta hãy cùng tham khảo phát biểu của trợ lý HLV Steve Burns của Aston Villa trên tạp chí When Saturday Comes: “Những cầu thủ bình thường có thể tập đá cả 2 chân để cải thiện kỹ năng, nhưng với những ngôi sao có thể làm mọi thứ với một chân, tại sao họ lại cần phải chuyển qua đá chân còn lại? Khi Paul Merson tới Aston Villa, cậu ấy luôn đá bóng bằng chân phải và hoàn thành rất tốt công việc của mình. Như vậy, sẽ là vô lý nếu chúng tôi yêu cầu cậu ấy phải đá bóng bằng chân trái”. Có lẽ, trong bóng đá hiện đại, mọi thứ đã được chuyên nghiệp hóa hoàn hảo tới mức cầu thủ không cần phải nỗ lực đá tốt bằng cả 2 chân để tạo ra sự khác biệt. Với những ai cho rằng tiền đạo cần thuận cả 2 chân để có được thành tích ghi bàn đáng nể hơn, họ sẽ phải nghĩ lại nếu biết được những con số dưới đây. Top 5 bàn thắng đẹp bằng má ngoài của Ricardo Quaresma
Theo số liệu thống kê, trong danh sách 50 chân sút hàng đầu ở Premier League kể từ trước tới nay, chỉ có đúng 3 người ghi được quá 1/4 số bàn bằng chân không thuận. Ba cầu thủ đó là Gabby Agbonlahor (thuận chân phải, ghi 33% bàn thắng bằng chân trái), Ole Gunnar Solskjaer (ghi 29% số bàn thắng bằng chân trái) và Robin van Persie (ghi 27% số bàn thắng bằng chân phải). Riêng với trường hợp của Benito Carbone, cầu thủ này còn chưa bao giờ chọc thủng lưới đối phương bằng chân không thuận (chân trái). Với những cầu thủ đẳng cấp cao như Arjen Robben, Wayne Bridge hay Ashley Young, việc họ đá ở cánh ngược với chân thuận chưa bao giờ bị xem là vấn đề nan giải. Những cầu thủ nói trên hay đặc biệt là Ricardo Quaresma khi cần có thể thực hiện một cú đá má ngoài hoàn hảo thay vì phải cố gắng đá bóng bằng chân không thuận. Khi Quaresma từng ghi được không ít bàn thắng bằng má ngoài chân phải, anh đã giải thích lý do tại sao bóng đá không cần phải có thật nhiều những cầu thủ có khả năng xử lý tốt bằng cả 2 chân.
|